Ý Nghĩa Bộ Ngũ Sự Bằng Đồng Trên Ban Thờ Gia Tiên ?

Xem nhanh nội dung

Quét mã để đọc trên điện thoại

Ý Nghĩa Bộ Ngũ Sự Bằng Đồng Trên Ban Thờ Gia Tiên ?

Trước khi tìm hiểu về bộ ngũ sự bằng đồng trên ban thờ gia tiên tại gia chúng ta cần hiểu thêm về văn hóa thờ cúng của người việt, với hơn 4000 năm văn hóa dựng nước, giữ nước của người việt, phong Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt.Thờ cúng giá tiên là một nghi lễ có từ rất lâu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cha truyền con nối kế tiếp nhau qua nhiều thế hệ, với văn hoa thờ cúng gia tiên gợi nhớ cho con cháu trong nhà biết yêu thương lẫn nhau, ghi nhớ công lao của các ông bà cha mẹ, đấng sinh thành ra chúng ta.

Bộ đồ thờ cúng đồng trên ban thờ gia tiên của người việt.

- Trong không gian thờ cúng gia tiên của mỗi gia đình ngoài Bộ đồ thờ cúng ngũ sự bằng đồng ra Trên ban thờ gia tiên, còn phải nhắc đến một số đồ thờ cúng như án gian, sập thờ hoặc tủ thờ là vật dụng để các đồ vật, đồ thờ cúng trên mặt bàn thờ, với phong tục thờ cúng của mỗi vùng miền khác nhau nhưng tình yêu thương con người, ghi nhớ công lao của người quá cố thì không có sự khác biệt,.., dưới đây Đồ Đồng Thành Phát chúng tôi xin gửi quý khách hàng một số bộ đồ thờ cúng bằng đồng trên ban thờ gia tiên với ý nghĩa với các mẫu như sau.

Bộ đồ thờ cúng bằng đồng ngũ sắc 50 đầy đủ trên ban thờ gia tiên ông bà

Bộ ngũ sự bằng đồng thờ cúng ngũ sắc cao cấp cực đẹp 50 phù hợp với ban thờ dài 1,97 m hoặc1,86 m

Bộ ngũ sự bằng đồng hun giả cổ mẫu long phụng hàng kỹ cực đẹp 60

Bộ ngũ sự bằng đồng đỏ nguyên chất cao 50 cm hàng đồng đỏ kỹ cực đẹp

- Bộ đồ thờ cúng bằng ngũ sự ngũ sắc 45 khảm cực đẹp 3 chữ vàng " Phúc Lộc Thọ " hán nôm thư pháp.

 Trước khi giả nghĩa sâu sắc bộ ngũ sựu bằng đồng thì chúng ta cần biết những điều cơ bản sau?

- Bộ ngũ sự bằng đồng gồm:

1 Đỉnh Đồng người miền bắc thường gọi, người trong nam còn gọi với cái tên khác là lư hương, hai bên đỉnh đồng ( lư hương ) là hai thân hạc trầu hai bên, nằm trên cùng một đường thẳng, ở phía ngoài cùng góc trái, phải của án gia là hai cây đèn đồng.

Đỉnh đồng: Một đỉnh đồng để trên ban thờ bao gồm: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh gồm ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh phình ra hình bầu dục cân đối, bụng đỉnh được đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân chạm khắc hình ảnh cao quý song long trầu nguyệt, hay những dòng chữ hán mong muốn sự hòa thuận, phúc đức bình an ” Phúc Lộc Thọ Khang Linh”. Phía trên nắp đỉnh có một con nghê ngự uy nghi, bệ vệ. Dân gian xưa lấy hình ảnh con nghê là một động vật thần thoại là biến thể từ sư tử và chó dữ với mong muốn gia chủ được bảo vệ, trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà. Hai đỉnh mao rồng tai mây ôm lấy phần bụng đỉnh hài hòa đối xứng, góp phần tạo nên cho đỉnh đồng sự cao quý và linh thiêng. ( Nguồn: Phohangdong.com)

Đỉnh Đồng đốt trầm hương  và các thảo dược quý khác trong lư hương giúp hương trầm thơm lan tỏa trên bàn thờ và trong phòng thờ . Theo tâm linh mùi hương trầm thể hiện lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất, và khiến cho không gian thờ cùng trở nên thanh tịnh, tinh khiết hơn. . Theo dân gian xưa, hương thơm của trầm là sự thể hiện lòng thành của con cháu, một mùi hương của sự thanh khiết và cao quý. Người xưa quan niệm rằng bộ đỉnh đồng tạo thế kiềng vững chắc nhằm chấn hưng cho không gian thờ cúng. Khi trầm hương được đốt trong đỉnh đồng sẽ tạo ra một hương thơm ấm cúng cho gian phòng. Hương thơm ấy có thể thanh lọc khí, giúp hóa giải hung khí và tăng thêm cát khí đối với gia chủ. Cũng chính vì vậy, người Việt ta rất thích đốt trầm hương ở đỉnh đồng trên ban thờ gia tiên.( Nguồn: Phohangdong.com)

Đôi chân nến đồng:  Chân nến thờ bằng đồng đúc tinh xảo hình tứ linh, mặt hổ phù, họa tiết nổi chân từng chi tiết tạo nên sự hài hòa, cân đối của cây nến với các sản phẩm đồ đồng khác. Chân nến thờ bằng đồng được đúc thành 3 phần: phần chân đế loe vững trãi, ở giữa là bát nến, lắp ở trên miệng rộng dùng để cốc nến hoặc cắm nến cây. Kích thước của đôi chấn nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh đồng và kích thước của ban thờ. Đôi chân nến thường được đặt hai bên của đỉnh trên ban thờ, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ cao. Trên ban thờ gia tiên không thể thiếu ánh sáng hay còn gọi là hành Hỏa với đôi chân nến để thắp vào các dịp lễ tết. Đôi chân nến có một bên là âm - Nguyệt, một bên là Dương – Nhật, Có Âm – Dương, có Nhật – Nguyệt  thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may  mắn cho gia chủ.( Nguồn: Phohangdong.com)


Đôi hạc đứng trên lưng rùa bằng đồng: Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện sự hài hòa giữa trời đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ,  biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất, trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp học vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thủy và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nan giữa những người bạn tốt. Trong phong thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa đồng  thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.( Nguồn: Phohangdong.com)

 

Giao hàng trên toàn quốc

An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

Mọi chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ:

ĐỒ ĐỒNG MỸ NGHỆ THÀNH PHÁT

       Hà Nội: 136 - Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội

              202 Phạm - Văn Đồng - Cầu Giấy - Hà Nội

Hồ chí Minh: 37A – Kinh Dương Vương – Phường 12 – Quận 6 – Hồ Chí Minh
Đà Nẵng: 128 Nguyễn Chi Phương - Q. Thanh Khê - Đà Nẵng
ĐT: 0963 129 283 – 0967 016 283
Email: dodongthanhphatvn@gmail.com

CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
Free ship với đơn hàng trong khu vực Hà Nội.
Đối với khách hàng tỉnh, miền Trung hoặc miền Nam sẽ được đóng gói đảm bảo, giao hàng tận nơi, thu tiền mặt khi giao hàng hoặc chuyển khoản.
THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội
STK: 0011 00414 7709
Chủ TK: Dương Văn Tầu
Ngân hàng Agribank chi nhánh Văn Lâm, Hưng Yên
STK: 2405 2050 78408
Chủ TK: Dương Văn Tầu